Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống pháp, tại chiến khu Việt Bắc, Đảng và Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ quốc phòng tập hợp những kỹ sư, công nhân có ít nhiều hiểu biết về cơ khí và điện máy về làm việc trong các xí nghiệp quốc phòng đồng thời kèm cặp công nhân trẻ, hướng dẫn cho họ sửa chữa máy móc khí tài của quân đội trong đó có một số máy y tế
Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc, Đảng và Chính phủ đã giao nhiệm vụ chi Bộ Quốc Phòng tập hợp những kĩ sư, công nhân có ít nhiều hiểu biết về cơ khí và điện máy về làm việc trong các xí nghiệp quốc phòng đồng thời kèm cặp công nhân trẻ, hướng dẫn cho họ sữa chữa máy móc khí tài của quân đội trong đó có một số máy y tế (một loại hình lớp học tại chức về sửa chữa cơ khí) phục vụ cho các đội điều trị, bệnh viện quân y như nồi hấp (autoclave), tủ lạnh chạy bằng dầu, mô tơ phát điện dùng cho máy Xquang Pickerr, chiến lợi phẩm thu được.
Trong toàn khu đã thành lập các cơ sở dược, đồng thời phụ trách luôn cả công tác vật tư, trang thiết bị y tế tại xã Yên Trạch-huyện Phí Lương-tỉnh Thái Nguyên, bên cạnh bệnh viện 108, ban đại học thuộc trường Đại học Y-Dược khoa, xưởng bào chế XB4, xưởng hóa dược phẩm XBF1, trường quân dược sĩ trung cấp …. Xưởng XZ16 là đơn vị chuyên trách sửa chữa, sản xuất phục vụ y tế. Cán bộ công nhân kĩ thuật phần lớn đã tốt nghiệp trường Kỹ thuật thực hành Hà Nội. Đây là lực lượng nòng cốt của xưởng XZ16. Các đồng chí đã thu gom các dụng cụ từ Hà Nội chuyển ra như nồi hấp, tủ sấy, nồi tyndal, máy dập viên….để sửa chữa, khôi phục lại nguyên trạng cung cấp cho các đơn vị quân dân y. Nguyên liệu và phụ tùng được tháo ra từ các máy hỏng nhiều lắp sang máy hỏng ít, chắp vá làm sao cho máy chạy được. Hình tượng của thời kì gian khổ này là làm sao thay cho được “đôi đũa vạn năng” bằng kìm kẹp, dĩa dùng đẻ gắn bơm tiêm, đầu nối bơn tiêm, kim tiêm, gawso bông băng, gạc đã được tiệt trùng. Còn nồi hấp, hộp hấp bông băng, gạc, áo mổ…..được sản xuất bằng đủ loại nguyên liệu: đường ray, mái tôn, vỏ hộp. Những người có công đóng góp vào công việc này phải kể đến ông Lê Đức Nguyệt, ông Hà Đức Trù. Còn có một người mà lúc đó ai cũng phải ngạc nhiên là bác Khôi Thành, chủ của một cửa hiệu mạ xe đạp ở phố Hàng Bông-Hà Nội đã từ bỏ của hiệu, mang hết tài sản và cả 2 con là Vũ Thanh Tâm, Vũ Thị Tính (sau này là dược sĩ đại học) xin vào làm việc tại xưởng.
Sau thắng lợi cảu chiến dịch biên giới 1950-1951, ta phá được vòng vây của giặc Pháp bắt đầu tiếp xúc được với Trubg Quốc, Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu(cũ),
Cuối năm 1953, đầu năm 1954, ta đã nhận được những chuyến hàng viện trợ y tế của các nước anh em trong đó có máy Xquang loại 4 Kenotrons và 6 Kenotrons và một số dụng cụ đóng theo cơ số như: bộ tiểu phẫu thuật, trung phẫu thuật, đại phẫu thuật…số thiết bị này được chuyển về bến ghềnh Quýt (huyện Yên Sơn-tỉnh Tuyên Quang) khu vực đóng trụ sở Bộ Y tế, ta phải huy động trâu kéo từ bãi sông lên bờ, hàng khá nặng nên một con trâu kéo đã bị chết.
Năm 1954, hòa bình được lặp lại trên nửa đất nước, chúng ta teowr về tiếp quản các cơ sở y tế bao gồm Viện nghiên cứu, bệnh viện, trường đào tạo ở Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố khác, đồng thời xây dựng lại các bệnh viện tỉnh đã bị chiến tranh tàn phá. Từng bước phát triển các bệnh viện, thị và trạm y tế hộ sinh. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính Phủ trong việc phục hồi và nâng cao sức khỏa cho nhân dân sau 9 năm kháng chiến và từng bước giải quyết các di chứng vết thương chiến tranh.
Cán bộ dược được phân công tiếp quản xưởng bào chế và kho thuốc, thiết bị y tế thuộc Nha y tế Bắc Việt trên khuôn đất phố Phủ Doãn nhìn sang phố nhà thờ . Dực sĩ Nguyễn Hữu Bẩy nguyên là giám đóc kho thuốc được điều động sang xây dựng phòng kiểm nghiệm chuyên kiểm tra thuốc men, hóa chất. Dược sĩ Nguyễn Hữu Thiệu được giao nhiệm vụ xây dựng thành Quốc doanh Y- Dược phẩm ở các tình thành phố trên toàn Miền Bắc. Trong Quốc doanh Y- Dược phẩm có bộ phận chuyên trách về dịch vụ y tế,bông băng, gạc…. do dược sĩ Nguyễn Văn Tuy phụ trách, dược sĩ Quang và một số dược tá. Bộ phận này gặp nhiều khó khăn nhất vì phải làm quen với nhiều loại dịch vụ, máy y tế khác nhau. Quốc doanh Y- dược phẩm phải mời các dược sĩ, bác sĩ ở các bệnh viện trung ương đến hướng dẫn cho cán bộ, công nhân biết tên, biết công dụng và phần nào biết tháo lắp, bảo quản, sửa chữa những hỏng hóc thông thường.
Để có thể làm tốt công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, việc bổ sung máy móc dụng cụ y tế tăng thêm cơ sở vật chất cho các bệnh viện, viện nghiên cứu, trường đào tạo cán bộ y tế là hết sức cần thiết. Do tình hình kinh tế lúc bấy giờ còn nhiều khó khăn vì đát nước mới thoát khỏi cuộc chiến tranh nên việc trang bị máy móc, dụng cụ y tế phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước XHCN anh em như Liên Xô, Trung Quốc, cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc… Những năm sau đó, một số nước vừa giúp trang thiết bị vừa giúp xây dựng và trang bị cho ta một số bệnh viện như: Liên Xô giúp xây dựng và trang bị cho bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, CHDC Đức giúp sửa chữa và trang bị cho bệnh viện Phủ Doãn nay là bệnh viện hữa nghị Việt Đức, Ba Lan giúp cho bệnh viện tình Nghệ An, Tiệp Khắc giứp cho bệnh viện Hải Phòng, Trung Quốc giúp xây dưng 1 bệnh viện cho tình Thanh Hóa. Ngoài ra các tổ chức phi chính phủ của các nước Mỹ,Anh, Pháp,Tây Đức, Hà Lan, Thụy Điển … cũng đã quyên góp để mua 1 số máy móc dụng cụ y tế giứp cho Việt Nam. Các bệnh viện lớn ở Hà Nội và một số bệnh viện tỉnh đã được trang bị thêm các loại máy hiện đại của các hãng có tiếng như máy X- Quang TUR của CHDC Đức, máy chữa răng của hãng CHIRANA Tiệp khắc, máy thở RO1, RO2 của Liên Xô… các hệ thông nồi hấp, sấy, các loại tủ lạnh chạy điện, tử ấm tự động, kính hiển vi… từ đó vấn đề đào tạo cán bộ, công nhân có kiến thức khoa học, có khả năng tay nghề thiên về sửa chữa máy móc y tế được đặt ra thành vấn đề cấp bách trước mắt và vấn đề tự sản xuất trang thiết bị y tế về lâu dài nhằm thực hiện phương châm tự lực cánh sinh của Đảng. Thời gian này số cán bộ kỹ thuật của chúng ta không nhiều nhưng là những người đã để lại dấu ấn khó quên trong công tác đào tạo lại cán bộ kỹ thuật y tế, đó là: bác Lý Văn Đại nguyên là phó ban kỹ thuật đài phát thanh vọng của Hà nội thời kỳ Pháp tạm chiêm, một bàn tay vàng về lắp đặt, hiệu chỉnh máy, sửa chữa máy được chuyên gia các nước XHCN anh em khâm phục và được giáo sư Tôn Thất Tùng tín nhiệm, quý trọng, thường xuyên mời đến bệnh viện Việt Đức giúp đỡ, sửa chữa TBYT, bác còn là người tham gia giàng dạy lý thuyết, hướng dẫn thực hành cho học viên nhiều lớp kỹ thuật về máy y tế. Ngoài bác Đại còn có ông Nguyễn Văn Rạng – một kỹ thật viên điện tử được đào tạo ở Paris về nước cùng với đoàn cố bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch sau chuyên đi thăm nước Pháp, ông Rạng cùng đồng chí Lê ngọc côn là những đồng chí quản đốc đầu tiên của phân xưởng sửa chữa TBYT trong xưởng y cụ lúc ban đầu thành lập phân xưởng sửa chữa TBYT. Chính các đồng chí giám đốc bệnh viện là người thầy rõ hơn hết nhu cầu về sửa chữa TBYT mới đảm bảo hoạt đông của bệnh viện nên các đồng chí đã tuyển 1 số CNKT, kỹ sư cơ điện lạnh đưa vào biên chế các bệnh viện để rồi sau này trở thành hạt nhân của phòng vật tư các bệnh viện. cụ thể là BV Việt Đức, BV Bạch Mai, quốc doanh thực phẩm TW đều có cán bộ công nhân chuyên trách việc sửa chữa TBYT. Hình thành ra các bộ phận sửa chữa thiết bị có tính các riêng lẻ, phân tán.
Ngoài ra còn có bác Nguyên Văn Thu đã lớn tuổi nhưng có kinh nghiệm về sửa chữa máy lạnh cũng được mời vào làm việc. Quốc doanh Y- Dược còn xin thêm 2 cán bộ vô tuyến bên quân đội sang nhưng chỉ có đồng chí Đỗ Tiến Nghè ở lại lâu dài với ngành y tế, sau này chuyển về vụ tổ chức cán bộ – bộ Y tế cho đến khi về hưu.
Bước vào giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 1961-1965 các cơ sở y tế được nhận thêm nhiều trang thiết bị, công việc chuẩn hóa trang TBYT cho các bệnh viện TW, tình, huyện được hình thành, loại máy được trang bị phổ cập nhất là máy X- Quang. Một số bệnh viện huyện được trang bị máy X- Quang nửa sóng. Các BV TW và bệnh viện tỉnh được trang bị máy X-Quang cả sóng, một vài bệnh viện lớn ở Hà Nội được trang bị máy Xquang tăng sáng , việc sửa chữa máy xquang trở thành vấn đề phải giải quyết ngay. Theo hiệp định hợp tác y tế VN- CHDC Đức, bạn giúp ta khôi phục và mở rộng bệnh viện Phủ Doãn, lúc đầu bạn giúp chuyên gia và một ít thiết bị, sau một thời gian thấy được nhu cầu rất lớn sau chiến tranh, bạn đổi lại việc giúp bệnh viện Phủ Doãn trang thiết bị toàn bộ. Nhiều chuyến hàng đã được gửi sang Việt Nam, mỗi chuyến khoảng 600 tấn. Quốc doanh Y- Dược phẩm đã tổ chức đoàn cán bộ thường trực tại cảng Hải Phòng để tiếp nhận hàng rồi chuyên chở về Hà Nội. CHDC Đức còn gửi cho hãng APOVIET một số máy cho khoa dược để pha chế thuốc tiêm, viên, nước, xe cứu thương, xe máy, xe đạp để phục vụ bệnh nhân ở các nơi xa. Bệnh viện Phủ Doãn phải mở rộng thêm cơ sở để tiếp nhận trang thiết bị của CHDC Đức giúp nên Quốc doanh Y- Dược phẩm phải nhường lại địa điểm ở Phủ Doãn cho bệnh viện. Từ đó bệnh viện Phủ Doãn đổi tên thành bệnh viện Việt Đức và Quốc doanh Y- Dược phẩm chuyển về Ngã Tư Sở ở ngôi nhà 24 gian mà trước đây là chỗ ở của gia đình lính khố xanh, khố đỏ. Ngôi nhà được sửa sang lại và được trang bị thêm để sản xuất dụng cụ y tế và được đặt tên là Xưởng y cụ. Thời kỹ này cán bộ kỹ thuật có các ông: Thiệu, Tô Cầu, Đặng Trâm, Quế, Kiệm, sau đó có thêm ông Đông, Phương…. Đồng chí Bạch Đặng Nghĩa đang công tác ở xí nghiệp dược phẩm TW2 được điều về làm giám đốc xưởng, đồng chí là người đã cống hiến nhiều công sức cho xưởng đến khi xưởng được chuyển giao cho bộ cơ khí luyện kim. Để tăng cường cán bộ cho xưởng, bộ y tế đã xin một số kỹ sư cơ, điện vô tuyến điện hóa của trường ĐH Bách Khoa về công tác tại nhà máy là các kỹ sư: Hoàng Hùng, Trần Bình Dân, Trương Thị Tường Vi, Trần Đình Liên và Nguyễn Mạnh Chí. Có thêm cán bộ, xưởng đã tổ chức thêm phân xưởng nguội, phân xưởng mạ, phân xuởng cơ điện, phân xưởng sửa chữa máy xquang. Lực lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật cũng được tăng cường thêm một số đồng chí khác được điều từ trường ĐH Bách Khoa, từ quân đội và từ các bộ, các ngành sang, đó là các đồng chí: Nguyễn Xuân Bình, Hoàn Xuân Giáp… vì thế chất lượng sửa chữa máy móc ngày càng được nâng cao. Đây là đợt bổ sung cán bộ kỹ thuật để công việc sửa chữa thiết bị y tế của xưởng y cụ đi vào hoạt động có hiệu quả.
Để có thêm lực lượng lao động kỹ thuật, năm 1961, xưởng y cụ mở lớp công nhân kỹ thuật khóa 1. Các anh chị em có trình độ văn hóa xin được theo học, học viên toàn là thanh niên đang hăng hái, giảng viên là những kỹ sư mới ra trường có dịp suy nghĩ, soạn bài giảng. Đây thực sự là một lớp học có lên lớp nghe giảng lý thuyết, có thực hành nghiêm túc không phải như trước đây là đào tạo cán bộ theo kiểu kèm cặp, khi lớp học hoàn thành, xưởng lựa chọn những người thi đỗ bố trí vào các phân xưởng. Trong đó có những học sinh đỗ điểm cao được bổ sung vào phân xưởng sửa chữa máy Xquang.
Những năm 1962,1963,1964… xưởng tổ chức khóa II,III.. kết quả đạt được tốt, thời kỳ này đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng việc đánh phá ra miền Bắc nên xưởng phải sơ tán về vùng nông thôn và phân tán việc sản xuất.
Trước yêu cầu và sự phát triển của ngành vật tư TBYT, năm 1967 sau khi bộ y tế thành lập cục vật tư TBYT , bộ y tế đã cử 2 đoàn cán bộ và công nhân kỹ thuật trên 50 người sang các nước XHCN anh em để học sửa chữa thiết bị y tế. Thời gian học là 3 năm.
Do số lượng cán bộ công nhân đào tạo ở nước ngoài quá ít, không đáp ứng được nhu cầu nên năm 1968 bộ y tế chủ trương liên kết với ngành bưu điện để gửi khoảng 100 công nhân đến học tập tại trường đào tạo công nhân ngành bưu điện ở Phủ Lý( Hà Nam).Học sinh được học tập những vấn đề cơ bản về cơ khí, điện, điện tử trong thời gian 2 năm. Bộ Y tế nhận thấy số công nhân này tuy có những hiểu biết cơ bản về cơ khí, điện, điện tử nhưng chưa có kiến thức về máy móc y tế nên bộ quyết định cho số công nhân trên tiếp tục học them một năm nữa chuyên sâu về sửa chữa máy y tế.
Thời kỳ này máy bay Mỹ đánh phá Miền Bắc ngày càng ác liệt, Xưởng y cụ cũng phải di chuyển ra khỏi Hà Nội, sơ tán về vùng nông thôn nên phân xưởng sửa chữa máy Xquang đặt tại mấy căn phòng chật hẹp, mùa hè quá nóng bức vì lợp mái tôn nên một bộ phận được tổ chức thành các đội lưu động đi về các tình giúp sửa chữa máy Xquang, một bộ phận sơ tán về Nhổn- một thị trấn của huyện Hoài Đức tình Hà Tây nằm cách Hà nội khoảng 10km trên quốc lộ 32(Hà Nội – Sơn Tây). Từ Nhổn còn có đường đi về thị xã Hà Đông. Trên cơ sở này, ngày 20/12/1970, bộ y tế quyết ddi8nhj thành lập xưởng sửa chữa TBYT tiền thân của xí nghiệp sửa chữa TBYT hiện nay, phụ trách xưởng là đồng chí Lê Ngọc Côn, đồng thời cho phép mở “lớp Nhổn” để tiếp tục đào tạo bổ sung cho 100 công nhân vừa học xong ở trường công nhân bưu điện Phủ Lý. Cơ sở vật chất của lớp Nhổn phải dựa vào nhà dân, đình làng, một vài bộ phận được xây dựng đơn sơ nhưng cũng có nơi ăn ở cho học viên,chỗ làm giảng đường… Cái khó nhất là đội ngũ giáo viên tìm ở đâu? Trước hết là những cán bộ của phân xưởng Xquang mới được tách ra từ nhà máy y cụ. Đó là:
Đồng chí Nguyễn Hữu Long – nay là trưởng phòng vật tư bệnh viện Hữu Nghị
Đồng chí Nguyễn Văn Sùng – nay là trưởng phòng vật tư bệnh viện Sanh pôn
Đồng chí Hoàng Xuân Giáp – cán bộ vật tư từ quân đội chuyển sang
Và một số đồng chí khác ở các bệnh viện lớn của TW
Bộ y tế cũng phân công một số đồng chí cán bộ ở vụ tài chính kế toán của Bộ tham gia chỉ đạo lớp nhổn như đồng chí Doãn Huy Tín ( cố Vụ Phó), Đ/c Nguyễn Văn Lựu và Đ/c Đoàn Văn Thân. Việc giảng dạy cũng gặp không ít khó khăn vì không có giáo trinh cụ thể nào cả, chuyên môn của giảng viên nào thì giàng viên đó tự lo bằng cách tham khảo tài liệu của Liên Xô(cũ), sử dụng catalogue (sách hướng dẫn sử dụng máy) soạn thành giáo trình để truyền đạt lại cho sinh viên sao cho dễ hiểu và dễ tiếp thu. Do không có mô hình từng loại máy nên giáo viên chỉ trình bày những nguyên lý cơ bản của từng loại máy như máy Xquang, máy vật lý trị liệu bằng tia sáng, máy trị liệu bằng sóng điện như sóng ngắn, sóng trung, sóng cao tần, máy trị liệu bằng dòng điện một chiều như máy Galvanique, Galvano-faradique, máy điện phân nguyên lý hoạt động của máy điện tim và sơ lược về máy ghi điện não … Chính số cán bộ công nhân được đào tạo từ các nguồn này là lực lượng chuyên môn của các xí nghiệp sửa chữa TBYT, góp phần sửa chữa kịp thời các TBYT trong những năm chống Mỹ cứu nước và sau ngày đất nước thống nhất.
Sau lớp Nhổn, công tác đào tạo công nhân sửa chữa TBYT coi như tạm dừng. Một số đồng chí đề xuất ý kiến cần thành lập riêng trường đào tạo công nhân kỹ thuật TBYT nhưng ý kiến chỉ đạo của bộ y tế trong giai đoạn này là nên tổ chức trường kỹ thuật sửa chữa TBYT gắn liền với xưởng sửa chữa TBYT, khi có đủ điều kiện mới tách ra thành 2 đơn vị độc lập. Đến tháng 8/1973, bộ y tế quyết định trường công nhân kỹ thuật TBYT vào tháng 10/1973 quyết định nâng xưởng sửa chữa TBYT thành xí nghiệp. Lúc đầu trường còn là một đơn vị thuộc xí nghiệp, đến tháng 2/1974 trường mới trở thành một đơn vị độc lập có tư cách pháp nhân. Cả 2 đơn vị đều thuộc Cục vật tư xây dựng cơ bản, Bộ y tế. Về lãnh đạo thì giám đốc xí nghiệp kiêm hiệu trưởng trường. Đây là một kết quả của một tư duy, một tầm nhìn chiến lược trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật sửa chữa TBYT.
Khung cán bộ của xưởng và trường lúc này đã được củng cố.
Xưởng được Bộ Y tế bổ nhiệm đồng chí Lê Lợi – nguyên là trưởng phòng quản trị của bộ về giữ chức quản đốc, các đồng chí Lê Ngọc Côn, Từ Hùng – phó quản đốc. Đến tháng 10/1973 bộ y tế quyết định nâng xưởng thành xí nghiệp.
Trường cũng được Bộ y tế ra quyết định cử kỹ sư như Trần Đình Liên- phụ trách phân xưởng Xquang của xí nghiệp về giữ chức phó hiệu trưởng
Tháng 2/1974 Bộ y tế chính thức bổ nhiệm đồng chí Lê Lợi – Giám đốc xí nghiệp kiêm hiệu trưởng nhà trường.