Đào tạo chính quy

Trung cấp Kỹ thuật thiết bị Hình ảnh Y tế

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số     /    QĐ-CĐTTB ngày    tháng     năm     của

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Trang thiết bị y tế)

 

Tên ngành, nghề:  Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế

 Mã ngành, nghề: 5529005

Trình độ đào tạo: Trung cấp 

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông  hoặc tương đương

– Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương, có bổ sung văn hoá Trung học phổ thông theo Quyết định Bộ Giáo dục- Đào tạo ban hành;

Thời gian đào tạo: 2 năm

  1. Mục tiêu đào tạo 

1.1. Mục tiêu chung:

 Chương trình đào tạo Trung cấp Kỹ thuậtThiết bị hình ảnh y tế trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành những Kỹ thuật viên Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế, làm việc trong ngành trang thiết bị y tế. Chương trình này nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

 Chương trình đào tạo Trung cấp Kỹ thuật Thiết bị hình ảnh y tế cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để thực hiện được các công việc như sau:  

–   Thực hiện lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị hình ảnh y tế đúng quy trình.

–   Kiểm tra, đánh giá chất lượng các trang thiết bị hình ảnh y tế theo các quy định hiện hành.

–   Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị hình ảnh y tế.

–   Sử dụng tiếng anh, máy tính để khai thác tài liệu tiếng việt và các tài liệu tiếng anh chuyên ngành Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế. 

–   Có hiểu biết xã hội và ý thức pháp luật. Có khả năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp. Có ý thức đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

 Sau khi tốt nghiệp Chương trình đào tạo Trung cấpKỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế, người học đạt Danh hiệu Kỹ thuật viên Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế và có thể làm việc tại:

–   Các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương: các bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện huyện, bệnh viện tư nhân, phòng khám… 

–   Các tập toàn, các công ty liên doanh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trang thiết bị y tế trong nước và quốc tế.

–   Các viện nghiên cứu, các cơ sở đạo tạo về trang thiết bị y tế.

–   Các đơn vị có liên quan đến trang thiết bị y tế khác.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

       – Số lượng môn học, mô đun:                                    

32

       – Khối lượng kiến thức toàn khóa:                             

108 tín chỉ

       – Khối lượng các môn học chung/đại cương:             

210 giờ

      – Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn:      

2080 giờ

       – Khối lượng lý thuyết:                                              

968 giờ; 

     – Thực hành, thực tập, bài tập, thảo luận, thí nghiệm: 

1218 giờ, 

  1. Nội dung chương trình:

Mã MH/

Tên môn học/mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ bài tập

Thi/

kiểm tra

I

Các môn học chung

 

MH 01

Chính trị

2

30

26

2

2

MH 02

Pháp luật

1

15

13

1

1

               

 

MH 03

Giáo dục thể chất

1

30

 

29

1

MH 04

Giáo dục quốc phòng và an ninh

2

45

14

28

3

MH 05

Tin học

1

30

 

29

1

MH 06

Ngoại ngữ

3

60

27

30

3

II

Các môn học, mô đun chuyên môn

 

 

 

 

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

 

 

 

 

MH 07

Tiếng anh chuyên ngành

2

45

13

29

 

3

MH 08

Vẽ kỹ thuật

3

60

25

32

 

3

MH 09

Kỹ thuật điện

5

110

50

55

 

5

MH 10

Kỹ thuật xung

4

75

42

29

 

4

MH 11

Linh kiện điện tử

6

120

56

58

 

6

MH 12

Kỹ thuật mạch điện tử

6

120

54

60

 

6

MH 13

Kỹ thuật số

6

120

54

60

 

6

MH 14

Kỹ thuật đo lường

3

60

44

13

 

3

MH 15

An toàn lao động

2

30

28

 

 

2

MH 16

GPSL học cơ thể người

3

45

36

6

 

3

MH 17

Quản lý trang thiết bị y tế

3

45

37

5

 

3

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

 

 

 

 

MH18

Cơ sở kỹ thuật thiết bị X-Quang

3

40

37

 

 

3

MH19

Cơ sở kỹ thuật máy siêu âm

2

30

26

2

 

2

MĐ 20

Máy X-Quang thường quy

7

150

71

72

 

7

MĐ 21

Máy siêu âm đen trắng

4

90

28

58

 

4

MĐ 22

Máy X-Quang tăng sáng truyền hình

4

80

38

38

 

4

MH23

Máy chụp cắt lớp vi tính

2

30

24

 4

 

2

II.3

Môn học, mô đun tự chọn

 

 

 

 

MĐ 24

Thiết bị phụ trợ phòng mổ

2

45

14

29

 

2

MĐ 25

Lồng ấp trẻ sơ sinh

3

60

28

29

 

3

MĐ 26

Nồi hấp tiệt trùng

2

45

14

29

 

2

MĐ 27

Kính hiển vi

2

45

14

29

2

MĐ 28

Máy ghi sóng điện tim

5

95

42

48

5

MĐ 29

Máy phá rung tim

5

95

42

48

5

MĐ 30

Thiết bị phẫu thuật

5

115

52

58

5

MĐ 31

Máy xét nghiệm sinh hóa tự động

 

3

60

14

43

3

III

Thực tập tốt nghiệp

 

 

 

 

 

MĐ 32

Thực tập tại cơ sở

6

270

5

265

 

 

Tổng

108

2290

968

1218

104

                 

 

  1. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành áp dụng thực hiện.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Hàng năm căn cứ vào điều kiện cụ thể, khả năng của nhà trường và kế hoạch đào tạo theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo đã xác định trong chương trình đào tạo và công bố theo từng nghề, nhà trường sẽ xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.

Cụ thể như sau:

TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

– Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

2

Văn hóa, văn nghệ

–   Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

–   Ngoài giờ học hàng ngày

3

Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, sinh viên có thẻ đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

– Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi giải trí và các hoạt động đoàn thể

– Đoàn thanh niên, HSSV tổ chức các hoạt động giao lưu, ccs buổi sinh hoạt

5

Thăm quan, dã ngoại

– Mỗi năm 1 lần

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun :

Áp dụng theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 13 tháng 3 năm 2017 về việc Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ trung cấp theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

Cụ thể như sau:

–   Hình thức thi: Hình thức thi gồm có thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận); vấn đáp, viết tiểu luận; làm bài tập lớn. Được qui định trong chương trình môn học, mô đun và kế hoạch đào tạo của Trường.

–   Thời gian tổ chức thi:

+ Cuối mỗi học kỳ,trường tổ chức một kỳ thi chính (Thi lần 1) và một kỳ thi phụ (Thi lần 2).

+ Kỳ thi chính được tổ chức ngay sau khi kết thúc học kỳ cho những môn đã học xong chương trình;

+ Kỳ thi phụ dành cho HSSV không tham dự kỳ thi chính hoặc có điểm học phần (môn học, mô đun) dưới 5 sau kỳ thi chính. Kỳ thi phụ được tổ chức sau kỳ thi chính từ 2- 3 tuần.

– Thời gian nghỉ để ôn thi:

HSSV được nghỉ để ôn tập trước khi thi. Thời gian được qui định trong Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

Áp dụng theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 13 tháng 3 năm 2017 về việc Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ trung cấp theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

Cụ thể như sau: 

TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian

1

Chính trị

Viết tự luận

Không quá 2 giờ

2

Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp

Viết tự luận

Không quá 3 giờ

3

Thực hànhnghề nghiệp

Thực hành

Không quá 8 giờ

Tin liên quan